Tết Chol Chnam Thmay Ở An Giang – Tết Của Người Khmer

Tết Chol Chnam Thmay ở An Giang được biết đến là lễ ăn mừng năm mới của dân tộc Khmer. Thời điểm bắt đầu là vào 16h ngày 14/4, kéo dài đến hết ngày 16/4. Vậy lễ hội này mang đến những bản sắc văn hóa ấn tượng nào? Cùng khám phá các hoạt động trong 3 ngày tết ngay dưới đây nhé!

Đôi nét về tết Chol Chnam Thmay ở An Giang

Tết Chol Chnam Thmay ở An Giang hay còn biết đến là lễ hội ăn mừng năm mới theo lịch và văn hóa của người dân tộc Khmer. Hiểu đơn giản, Chôl” có nghĩa Tiếng Việt là “Vào” và “Chnam Thmay” có nghĩa là “Năm mới”. Mỗi năm, lễ hội lớn này sẽ được tổ chức vào giữa tháng tư theo lịch dương. Đối với những ai du lịch An Giang vào thời điểm này thì đừng quên ghé thăm để tham gia trò chơi dân gian và khám phá các nghi lễ truyền thống nhé!

Đôi nét về tết Chol Chnam Thmay ở An Giang
Đôi nét về tết Chol Chnam Thmay ở An Giang

Theo đánh giá, tết của người  Khmer Việt Nam khá giống với Tết Bunpimay của Lào, Tết Thingyan của Myanmar cũng như Tết Songkran của Thái Lan. Hàng năm, dịp lễ hội này thu hút số lượng lớn người dân cũng như du khách đến thăm. Với sự đặc biệt của mình, đây cũng được xem là bản sắc văn hóa giúp du lịch An Giang ngày càng phát triển. 

Khám phá 3 ngày tết Chol Chnam Thmay ở An Giang 

Bạn đang muốn tìm hiểu về hoạt động 3 ngày tết Chol Chnam Thmay? Hãy dành thời gian tham khảo chia sẻ cực chuẩn xác mà LANG THANG AN GIANG tổng hợp. Cùng theo dõi nhé! 

XEM THÊM  Lang Thang Châu Đốc - Địa Điểm Check In Sống Ảo Tuyệt Đỉnh

Ngày thứ nhất – Lễ rước “Maha Sangkran mới” 

Ngày đầu tiên của tết Chol Chnam Thmay ở An Giang, người dân sẽ lựa chọn giờ tốt, bắt đầu tắm gội, mặc quần áo đẹp và bắt đầu mang theo lễ vật đã chuẩn bị để vào chùa. Sau đó bắt đầu nghi thức “Rước Đại Lịch” và diễu hành khoảng 3 vòng để chào đón Têvôđa.

Người dân Khmer khi vào chùa, dưới sự hướng dẫn của ban trị quản (vị Achar) sẽ bắt đầu cầu nguyện, mong 1 năm mới sẽ luôn được Têvôđa  phù hộ, giúp cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc. Kế tiếp nghi thức đó là lễ Phật và thực hiện các hoạt động vui chơi như múa dukê, robăm, ramvông, hát hò,….

Ngày thứ hai – Lễ “dâng cơm” và “đắp núi cát” tại chùa 

Để thể hiện tinh thần tín ngưỡng, người dân sẽ bắt đầu làm cơm, thức ăn hoặc các loại bánh trái truyền thống để dâng lễ cơm cho các vị sư. Lúc này, các vị sư sẽ làm lễ tạ ơn người làm ra gạo, trồng trọt và chăn nuôi. Khi kết thúc nghi thức, thức ăn được cho những linh hồn đã khuất. Đồng thời nhà sư sẽ bắt đầu cầu nguyện cho những ai có lòng dâng lễ.

Ngày thứ hai - Lễ “dâng cơm” và “đắp núi cát” tại chùa 
Ngày thứ hai – Lễ “dâng cơm” và “đắp núi cát” tại chùa

 

Buổi chiều của ngày tết Chol Chnam Thmay ở An Giang sẽ bắt đầu lễ “Đắp núi cát”, các vị Achar sẽ hướng dẫn thực hiện nghi thức. Mục đích chính là mong muốn điều lành sẽ tới, đây được xem là tập tục văn hóa khá giống với lễ cầu mưa của ông cha ta ngày xưa. 

XEM THÊM  Khám Phá Địa Danh Chụp Ảnh Với Cây Thốt Nốt Ở An Giang

Ngày thứ ba – Lễ tắm Phật

Phật tử đến chùa sớm và mang theo thức ăn, hoa quả đến dâng cho các vị sư tăng. Khi thọ thực hoàn tất, lễ tắm Phật sẽ bắt đầu diễn ra. Nhà sư sẽ dùng các nhành hoa để vẩy nước tinh khiết lên tượng Phật. Người dân sẽ bắt đầu cầu khấn, mong muốn cuộc sống của mọi người luôn dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tươi tốt và bội thu. 

Tiếp theo của nghi lễ, nhà sự sẽ đến tháp lưu trữ cốt người đã mất để cầu siêu (lễ Băngskôl). Đến trưa, mọi người về nhà và làm lễ tắm Phật theo đúng nghi thức trên chùa. Sau đó bắt đầu dâng bánh để tạ ơn, nhiều người còn thực hiện lễ tắm ông bà, cha mẹ để báo hiếu. 

Bài viết là toàn bộ thông tin giới thiệu về tết Chol Chnam Thmay ở An Giang cũng như nói đến những hoạt động vui chơi trong 3 ngày tổ chức. Nếu bạn đang có ý định du lịch An Giang và vào đúng dịp tháng tư thì đừng quên ghé thăm lễ hội lớn này nhé!